Cái tên sơn chống pha xi măng đã không còn xa lại gì trong ngành chống thấm. Vì đây là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất khi tiến hành chống thấm cho công trình. Vậy bạn có biết tại sao loại sơn này lại trở nên phổ biến như vậy không? Và loại sơn này có những ưu điểm nổi trội gì? Hay những lưu ý gì khi sử dụng sơn chống thấm pha xi măng? Hãy tìm ngay những câu trả lời cho những câu trả lời trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thế nào là sơn chống thấm pha xi măng?
Sơn chống thấm pha xi măng hay còn biết với tên gọi khác là chất chống thấm trộn xi măng. Nó có khả năng chống thấm được làm từ 2 nguyên liệu chính là Acrylonitrile và Alkylsiloxan. Vì đây đều là các gốc kỵ nước nên nó có khả năng xảy ra các phản ứng đóng rắn với xi măng.
Chính vì thế nên sơn chống thấm pha xi măng có thể dễ dàng phân tán ở trong nước giúp lấp đầy các lỗ hổng, các vết nứt trong vữa và bê tông để tạo nên một kết cấu đặc cứng và giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi sự xâm nhập của dòng nước. Vì vậy, có thể nói đây là vật liệu chống thấm có hiệu quả bậc nhất dành cho các công trình.
2. Sơn chống thấm pha xi măng có những ưu điểm gì?
Sơn chống thấm pha xi măng sở dĩ trở nên phổ biến như vậy bới nó mang những ưu điểm vượt trội như sau:
Ưu điểm lớn nhất của dòng sơn này là khả năng chống thấm cực tốt ngay cả ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt và cả trong những công trình đòi hỏi yêu cầu cao về độ bền, tuổi thọ cũng không làm khó được dòng sơn này.
Ngoài ra, sơn chống thấm pha xi măng còn có khả năng chịu mài mòn tốt. Không những thế khả năng kháng kiềm, kháng lại sự ăn mòn của nước biển cũng mang lại hiệu quả vô cùng tốt.
Bên cạnh đó thì dạng sơn này không ngại các bề mặt, các công trình khác nhau.
>> Gợi ý cho bạn:
- Nghệ thuật vẽ tranh tường trang trí quán Cafe độc đáo, đẹp mắt
- Phương pháp chống thấm nhà chung cư bị xuống cấp hiệu quả nhất
3. Cách pha sơn chống thấm với xi măng
Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất thì khi pha sơn bạn cần tuân thủ đúng theo các quy trình và tỷ lệ pha sơn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu pha sơn
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu pha sơn theo tỷ lệ chuẩn là 0,5:1:1 nghĩa là cứ 0,5 lít nước, 1kg xi măng và 1kg sơn chống thấm. Bạn có thể chọn loại xi măng thường hoặc xi măng trắng đều được vì tỷ lệ pha sơn sẽ không thay đổi.
Bước 2: Tiến hàng pha sơn
Trộn nước với xi măng theo tỷ lệ nêu trên rồi khuấy đều đến khi xi măng hết vón cục.
Sau đó trộn sơn vào với hỗn hợp vừa pha và tiếp tục khuấy thật kỹ cho đến khi sơn và hỗn hợp xi măng đồng nhất với nhau.
Lưu ý khi pha sơn cần dùng nước sạch để pha. Khi khuấy sơn thì bạn cần khuấy thật đều tay và không nên khuấy quá nhanh quá mạnh tay vì như thế sẽ khiến sơn bị sủi bọt làm ảnh hưởng đến chất lượng khi thi công.
4. Những lưu ý khi cần thiết khi sử dụng sơn chống thấm pha xi măng.
Nếu bạn có thể nắm được những lưu ý dưới đây thì chắc chắn bạn có thể thi công sơn chống thấm mang lại hiệu quả cao:
Thứ nhất, khi tiến hành sơn thì bạn phải sơn các lớp sơn cách nhau từ 6 đến 8 tiếng.
Thứ hai về điều kiện môi trường, bạn không nên thi công sơn vào những hôm nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và có độ ẩm trên 85%. Bởi điều kiện thời tiết như thế này sẽ làm giảm đi rất nhiều chất lượng của sơn.
Bên cạnh đó, nếu trên bề mặt có xuất hiện các vết nứt nhỏ thì bạn cần quét 3 lớp sơn chống thấm. Còn đối với các vết nứt to hơn, thì bạn cần phải xử lý hết những chỗ nứt đó thật bằng phẳng trước khi quét chống thấm.
Nguyên tắc tiếp theo là sau khi thi công, nếu sơn trong thùng vẫn còn thì bạn cần phải bảo quản sơn đúng cách để chất lượng sơn vẫn phải đảm bảo dùng trong những lần tiếp theo. Bạn nên đậy kín nắp và để sơn ở nơi khô thoáng, đặc biệt tránh xa nguồn nhiệt, lửa
Một điều lưu ý nữa mà bạn nên chú ý là khi thi công sơn bạn cần lưu ý đeo găng tay, bịt khẩu trang và đeo kính mắt để tránh những hậu quả không thể ngờ tới.
Điều lưu ý tiếp theo là không nên tái sử dụng lại thùng sơn để chứa bất kì đồ thực phẩm nào trong bất cứ trường hợp nào
Lưu ý cuối cùng là khi sơn bị đổ, bạn cần thu gom sạch sẽ bằng cát hoặc đất
Trên đây là những kiến thức về sơn chống thấm pha xi măng. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn xử lý chống thấm cho công trình của mình thành công nhé
>> Xem thêm: Sơn chống thấm cho trần nhà có mang lại hiệu quả cao không?