Hỏi: Năm nay vợ chồng tôi chuẩn bị xây nhà mới nhưng chồng tôi năm nay phạm Kim Lâu nên phải kiêng xây nhà. Tôi có thể mượn tuổi người khác để làm nhà không? Và nếu muốn mượn tuổi thì nên lựa chọn như thế nào và tiến hành mượn tuổi ra sao?
Muốn mượn tuổi người khác làm nhà thì nên lựa chọn như thế nào và tiến hành mượn tuổi ra sao?
Đáp: Bạn hoàn toàn có thể mượn tuổi người khác để làm nhà nhưng vẫn cần tuân thủ một số quy tắc phong thủy và cần chọn đúng người phù hợp. Việc xây nhà là việc khá hệ trọng vì vậy việc lựa chọn người mượn tuổi cũng cần phải cực kỳ thận trọng. Vậy khi mượn tuổi người khác làm nhà cần lưu ý những vấn đề gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mượn tuổi người khác làm nhà có tốt không?
Theo quan niệm hiện nay, nếu chủ nhà làm nhà vào đúng hạn Kim Lâu thì không nên tự mình đứng ra làm lễ động thổ hay cất nóc,… Chủ nhà có thể chủ động nhờ người có tuổi tốt để có thể đứng ra làm lễ động thổ căn nhà thay cho mình.
Điều này có thể giúp chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình không gặp phải vận hạn khi xây nhà mới và quá trình làm nhà cũng sẽ trở nên suôn sẻ hơn. Khi mượn tuổi người khác làm nhà, chủ nhà cần cân nhắc và nghiên cứu thật kỹ, xem ngày đẹp để làm lễ động thổ.
Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng người được chủ nhà mượn tuổi làm nhà sẽ phải gánh nhiều vận xui xẻo thay chủ nhà khi đứng ra làm lễ thay. Quan niệm này không có cơ sở và hoàn toàn không chính xác. Khi bạn đứng ra làm lễ động thổ thay chủ nhà khi người đó dính hạn Kim Lâu trong năm xây nhà là bạn đã giúp chủ nhà hóa giải vận hạn, nhờ đó bạn cũng làm được việc tốt và sẽ gặp được may mắn trong cuộc sống.
Nên mượn tuổi nào để làm nhà?
Khi muợn tuổi người khác làm nhà bạn cần lưu ý một số yếu tố để việc làm lễ và quá trình làm nhà được suôn sẻ nhất.
Người được mượn tuổi nên là người khỏe mạnh, lớn tuổi hơn chủ nhà, có sao tốt chiếu mệnh, không có tang vào năm được mượn tuổi. Nếu nhờ được người thân hay họ hàng thì sẽ càng thuận lợi hơn. Trong trường hợp có thể mượn tuổi người thân bạn nên cố gằng nhờ người nam lớn tuổi nhất trong họ để ngôi nhà được hưởng phúc đức của người cho mượn tuổi.
Người được mượn tuổi làm nhà nên là người khỏe mạnh, lớn tuổi hơn chủ nhà, có sao tốt chiếu mệnh, không có tang vào năm được mượn tuổi.
Nên hỏi kỹ người cho mượn tuổi xem có đang cho một nhà khác chưa xây dựng xong mượn tuổi hay không. Đây là điều cần tuyệt đối tránh vì một người không thể cho mượn tuổi cùng lúc 2 ngôi nhà khác nhau. Nếu muốn thì một trong hai ngôi nhà phải được xây dựng xong thì mới có thể cho mượn tuổi làm nhà cho căn nhà còn lại.
Trong năm 2020, chủ nhà nên mượn tuổi Tân Mão, Giáp Ngọ, Cạnh Tý,… để làm nhà sẽ rất tốt, cụ thể như sau:
- Tân Mão (1951)
- Giáp Ngọ (1954)
- Canh Tý (1960)
- Nhâm Dần (1962)
- Quý Mão (1963)
- Nhâm Tý (1972)
- Mậu Ngọ (1978)
- Đinh Mão (1987)
- Canh Ngọ (1990)
- Bính Tý (1996)
Cách mượn tuổi người khác làm nhà chi tiết
Lưu ý việc mượn tuổi người khác làm nhà chỉ cần thiết khi xây nhà mới, còn việc cơi nới sửa chữa thì không cần mượn tuổi. Khi sửa chữa, cơi nới, chủ nhà chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành việc xây dựng.
Mượn tuổi người khác làm nhà không quá khó mà cũng không hề dễ dàng.
Khi tiến hành mượn tuổi người khác làm nhà cần tuân theo quy trình như sau:
- Bước 1: Chủ nhà làm giấy bán nhà cho người được mượn tuổi. Giấy bán nhà này chỉ mang tính chất tượng trưng để dâng lên thần linh.
- Bước 2: Trong lễ động thổ, người được mượn tuổi sẽ thay chủ nhà làm lễ. Người nay cũng sẽ thay chủ nhà khấn vái, cuốc đất tượng trưng ( Cuốc 5 hoặc 7 cái xuống đất nơi sẽ xây nhà để làm lễ). Lưu ý trong bước này chủ nhà phải tránh đi nơi khác khi nào làm lễ xong mới về nhà.
- Bước 3: Trong lễ đổ mái, người được mượn tuổi cũng sẽ thay chủ nhà hành lễ. Tương tự như trong lễ động thổ, chủ nhà cũng phải tránh đi nơi khác, khi lễ lạc xong xuôi mới được về nhà.
- Bước 4: Sau khi xây xong nhà sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch, người được mượn tuổi tiếp tục thay chủ nhà làm lễ (khấn thần linh, dâng hương,…)
- Bước 5: Người được mượn tuổi làm nhà sẽ làm giấy bán nhà cho chủ nhà. Mức giá được ghi trên giấy phải cao hơn giá bán cho người được mượn tuổi ở bước 1. Giấy này chỉ mang tính chất tượng trưng để dâng lên thần linh.
- Bước 6: Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Mượn tuổi người khác làm nhà không quá khó mà cũng không hề dễ dàng. Bạn cần luôn tỉnh táo lựa chọn được người mượn tuổi phù hợp sau đó thực hiện đúng theo quy trình nêu trên là có thể thành công.
Bài viết trên là những điều bạn cần biết khi mượn tuổi người khác làm nhà. YouHomes mong rằng bạn đã có được những thông tin bổ ích và cần thiết khi mượn tuổi người khác làm nhà. Chúc bạn sớm thành công và sở hữu được cho mình ngôi nhà như ý!
>>>>>>>>> mẫu hợp đồng thuê nhà
>>>>>>>>> tính thuế thu nhập cá nhân
Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền mua nhà chỉ trong thời gian ngắn