Ý nghĩa và ứng dụng của cây ngọc kì lân

Tên gọi:

Cây ngọc kì lân có tên khoa học là Couroupita guinanensis. Cây ngọc kì lân thuộc họ Lecythidaceae.

Tên thường gọi phổ biển ở Việt Nam: Cây sala, cây ngọc kì lân, cây tha la…

Nguồn gốc:

Cây có nguồn gốc ở Guyana( Nam mỹ). Ngày nay cây phát triển và phân bố rộng khắp nhiều nơi tên thế giới, ta có thể tìm thấy cây này ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi hy Mã Lạp,Cây ngọc kì lân phổ biến tại khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là khu vực lưu vực sông Amazon và về sau cây  được trồng nhiều tại Nam Á và Đông Nam Á.

cây ngọc kì lân

Hình: cây ngọc kì lân cỡ lớn

Cây ngọc kì lân cũng rất phổ biến tại nước ta. Cây ngày nay được trồng chủ yếu để làm cảnh tại các cảnh quan công trình, khu đô thị, công viên, nhà ở, đặc biệt cây được trồng nhiều tại chùa. Ngoài những ứng dụng to lớn cây ngọc kì lân còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc.

Đặc điểm cây ngọc kì lân/cây sala:

Cây ngọc kì lân là loài cây thân gỗ. Thân cây to đường kính thân có thể lên tới 1m đến 2m. Cây mọc thằng, cây ngọc kì lân có thể cao đến 15m đến 20m. Cây ngọc kì lân có bộ rễ cọc chắc khỏe.Thân cây có màu nâu nhạt. Cây có lớp vỏ mỏng và nhẵn. Cây phân nhánh nhiều, tán lá cây dày, lá cây mọc thành chùm dày, tạo bóng mát lớn, độ che phủ của cây rất rộng.

Lá cây có phiến lá dầy, nhẵn bóng, màu xanh đậm, lá non có màu xanh nhạt hơn. Lá cây có cỡ trung bình, dài khoảng 10cm, rộng khoảng 4cm.

Hoa cây có màu đỏ nhạt, rất đặc trưng. Hoa cây ngọc kì lân to, có đường kính khoảng 10cm. Đài hoa to, những cánh hoa to và dầy, hình cánh sen. Hoa có phần nhụy to ở giữa, ngoài phần nhụy vàng tròn ở giữa, cây còn có phần nhụy mọc cao ở một phía, nhụy ở phần này mọc dài hơn, cũng có màu vàng. Hoa ngọc kì lân nụ tròn, khu nở bung ra tỏa hương thơm ngào ngạt. Một chùm thường ra từ 5 đến 10 bông, sau khi hoa nở cây ngọc kì lân sẽ cho quả, quả có hình tròn, đường kính 2cm đến 5cm. Quả có màu nâu nhạt, rất sần sùi, bên trong chứa rất nhiều hạt nhỏ.

Ứng dụng cảu cây ngọc kì lân.

Ngày xưa cây thường mọc dại tại các khu rừng nước ta. Nhưng ngày nay với những ý nghĩa to lớn cây được trông để làm cảnh rất phổ biến, cây được trông tại ven các con đường, công viên, tại nhà ở.

Ngoài công dụng để làm cảnh cây còn là một vị thuốc. Cây ngọc kì lân có tình kháng sinh, kháng nấm, và có tính sát khuẩn giảm đau vết thương ngoài da. Một số bộ phận của cây còn được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh, sốt rét, và viêm loét dạ dày. Lá cây được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, lá non còn có thể chữa bệnh đau răng. Bên trong quả có thể sử dụng khử trùng vết thương.

Hình: cây ngọc kì lân dâm ủ

Ý nghĩa cây ngọc kì lân/cây sala.

Cây ngọc kì lân mang một ý nghiã to lớn, cây đem lại cảm giác thanh tịnh, bình yên. Cây trồng ở nhà đem lại nhiều điều hạnh phúc may mắn và bình an. Ta thường thấy cây được trồng nhiều ở chùa. Bởi cây có sự gắn bó với Đức Phật Thích Ca Mô Ni. Cây trồng ở chùa mang ý nghĩa của sự cung kính, thành kính, và bình an. Cây cũng mang ý nghĩa từ hoa của nó, mang lại nét đẹp cho đời, tạo sự đoàn kết gắn bó bền chặt.

Xem thêm:

Cây Lát Hoa và những điều thú vị về loài cây này

Đôi điều lưu ý trước khi chọn mua bàn ghế sofa cho gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *