Chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự đánh giá năng lực của cấp Bộ, Sở xây dựng đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đây cũng là điều kiện, quyền hạn để các công ty xây dựng tham gia hoạt động xây dựng các công trình trên lãnh thổ Việt Nam.

Những khó khăn của doanh nghiệp xin cấp chứng từ xây dựng

Doanh nghiệp nào cũng muốn mình có chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng để tham gia hoạt động xây,tổ chức thi công xây dựng công trình,tư vấn giám sát thi công xây dựng,thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng nhưng thường gặp rất nhiều khó khăn sau đây : 

 

  • Không nắm rõ quy trình làm việc với các tổ chức có thẩm quyền.

  • Hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu công trình thiếu giáp lai

  • Đăng ký xin xét quá nhiều lĩnh vực, nhầm lẫn giữa các lĩnh vực xin.

  • Hồ sơ không chuẩn chỉnh, nhân sự không phù hợp, kê khai năng lực sai

  • Không tự phân loại cấp và loại công trình dẫn đến đánh sai hạng năng lực

  • Lựa chọn các bên dịch vụ không uy tín, thứ hạng bị đánh tụt, hồ sơ trả về.

  • Chứng chỉ năng lực không kịp ra để nghiệm thu và đấu thầu công trình

Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát 

Có rất nhiều doanh nghiệp muốn được cấp chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng.

nhưng không biết bắt đầu từ đâu, cần có những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ  sau đây là những điều kiện cho từng hạng mục khác nhau. 

 

a) Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

b) Hạng II:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

c) Hạng III:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng có bắt buộc không?

Chứng chỉ năng lực là một hạng mục bắt buộc của doanh nghiệp xây dựng .Theo quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 69/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. “ Thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng”. 

 

Nó giúp cho các chủ thầu có thể tự tin và đủ cạnh tranh cũng như chất lượng so với các nhà thầu khác. Cũng như tên gọi của nó là loại giấy tờ giúp thể hiện năng lực hoạt động Xây dựng của công ty. 

Qua bài viết này mong bạn sẽ hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực trong hoạt động xây dựng.

Xem thêm:

Thiết kế nhà 2 tầng giá rẻ có đẹp và đầy đủ tiện nghi hay không?

Kinh nghiệm thiết kế phòng ngủ đẹp 20m2 cho không gian của bạn thêm ấm áp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *