Cập nhật Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất 2020

Trong các giao dịch bất động sản, đặc biệt là mua bán đất, hợp đồng đặt cọc rất phổ biến, là căn cứ quan trọng để đảm bảo việc mua bán diễn ra an toàn, tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có sau này. YouHomes gửi tới bạn đọc mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất hiện nay.

Tại sao cần hợp đồng đặt cọc mua bán đất?

Trong bất cứ quy trình nào của việc mua bán đất đều cần có hợp đồng rõ ràng để có thể bảo vệ được quyền lợi của bên bán và bên mua trước pháp luật khi không may xảy ra tranh chấp. Đặt cọc cũng giúp cho quá trình giao dịch an toàn và chắc chắn hơn.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất rất phổ biến, là căn cứ quan trọng để đảm bảo việc mua bán diễn ra an toàn, tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có sau này.
Hợp đồng đặt cọc mua bán đất rất phổ biến, là căn cứ quan trọng để đảm bảo việc mua bán diễn ra an toàn, tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có sau này.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất là căn cứ pháp lý quan trọng. Đây sẽ là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong quá trình mua bán. Hợp đồng đặt cọc được thực hiện khi cả hai hai bên mua và bán đều thống nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng.

Thỏa thuận đặt cọc là do 2 bên mua – bán thương lượng và cùng đưa ra những điều khoản thống nhất giữa 2 bên. Dù vậy bạn vẫn nên tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất để đảm bảo hợp đồng đặt cọc được đầy đủ và chặt chẽ nhất, tránh tối đa rủi ro.

Phân biệt rõ tiền trả trước và tiền đặt cọc trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà

Tiền đặt cọc và tiền trả trước đều là khoản tiền (hoặc tài sản giá trị khác) mà bên mua giao trước cho bên bán, nhằm đảm bảo hợp đồng sẽ được giao kết. Tuy nhiên 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác biệt và không thể đánh đồng với nhau.

  • Tiền đặt cọc là việc bên mua giao cho bên bán một khoản tiền (hoặc tài sản giá trị khác) trong thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Tiền trả trước là việc bên mua tiến hành trả trước một khoản tiền (hoặc tài sản giá trị khác) cho bên bán, nói cách khác là thực hiện trước một phần nghĩa vụ.

Chính vì bản chất đã có sự khác biệt nên khi có vi phạm xảy ra, hậu quả pháp lý sẽ khác nhau tùy theo là tiền đặt cọc hay tiền trả trước.

– Đối với tiền đặt cọc:

  • Nếu hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện tiếp hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện tiếp hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác.

– Đối với trả tiền trước: Khi có bên vi phạm nghĩa vụ hoặc không tiến hành thực hiện tiếp hợp đồng thì khoản tiền trả trước về nguyên tắc sẽ được hoàn lại cho bên đã trả mà không kèm theo bất cứ khoản phạt nào.

Vì vậy khi lập hợp đồng đặt cọc mua nhà cũng như biên bản giao nhận tiền, người mua cần lưu ý ghi rõ khoản tiền mình giao trước cho người bán là tiền cọc hay tiền trả trước để tránh phát sinh tranh chấp về sau.

Thời hạn trong hợp đồng đặt cọc mua nhà

Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành không quy định thời gian tối đa của hợp đồng đặt cọc. Vì vậy, để tránh rủi ro bồi thường cọc, giữa 2 bên nên xác định cụ thể và ghi vào trong mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà những điều sau đây:

  • Thời hạn bên mua phải hoàn tất việc chuyển tiền (tài sản) cọc cho bên bán.
  • Thời hạn ký hợp đồng mua nhà chính thức.

Nếu đã đến thời hạn mà một trong hai bên vì bất cứ lý do gì không thực hiện được việc giao dịch thì sẽ phải đền bù tiền cọc theo điều khoản ghi trong hợp đồng đặt đọc mua bán nhà đất. Và có thể giao dịch sẽ bị hủy bỏ. Chính vì thế, người bán và người mua cần phải xác định khoảng thời gian chờ này cho hợp lý.

>>>>>>>> Mua chung cư Ecopark

>>>>>>>> Mua chung cư Times City

Xem thêm: Hiện trạng và một số giải pháp cho công tác quy hoạch xây dựng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *