Bỏ túi toàn bộ thông tin chi tiết về sơn Epoxy trong suốt

Sơn epoxy trong suốt là một trong những dòng sơn epoxy quen thuộc, có chất lượng tốt và đang được nhiều khách hàng sử dụng hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu về dòng sơn này và có những thắc mắc về tính năng, ứng dụng hay cách dùng loại sơn này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu toàn bộ thông tin chi tiết về sơn epoxy trong suốt trong bài viết này nhé!

1. Sơn epoxy trong suốt là gì?

Cũng giống như các loại sơn epoxy khác, sơn epoxy trong suốt là loại sơn có cấu tạo từ hai thành phần, gồm hỗn hợp có gốc nhựa Epoxy và một hợp chất đặc biệt giúp sơn có khả năng đông cứng. Dòng sơn này được đánh giá là một trong những dòng sơn công nghiệp đạt chất lượng cao, tạo điều kiện cho các chủ thi công có thể phô bày được những gì ở phía dưới bề mặt sơn như sàn nhà, nền bê tông, văn phòng,…

sơn epoxy trong suốt

Sơn epoxy trong suốt thường phù hợp với các công ty, công trình hay khách hàng có nhu cầu cao về tính thẩm mỹ, cần trang trí nhiều. Loại sơn này thường được dùng chủ yếu để phủ lên các bề mặt cần thi công, bên cạnh việc tạo vẻ đẹp sang trọng cho bề mặt, còn giúp bảo vệ bề mặt ở trạng thái tốt nhất.

2. Ưu điểm của sơn epoxy trong suốt

Không thua kém cạnh gì với các dòng sản phẩm sơn epoxy khác hiện nay, sơn epoxy không màu, trong suốt này cũng có những ưu điểm vượt trội, giúp nó ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường tiêu thụ sơn, đặc biệt phải kể đến những tính năng như:

Khả năng chống thấm vượt trội, chịu được các tác động từ nước ngọt, nước mặn, nước thải và có cả tính kháng kiềm, axit rất tốt.

Có khả năng chịu mài mòn tuyệt vời.

Độ bám dính trên bề mặt cao, tuổi thọ lâu dài.

Quy trình sơn được thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Màu sắc trong suốt, độc đáo, mang đến vẻ mới lạ, sang trọng và tinh tế cho không gian.

Đặc biệt phải kể đến sàn epoxy 3D –  một ứng dụng của sơn epoxy trong suốt. Ứng dụng sơn epoxy vào tạo thành sàn epoxy 3d đã tạo ra một không gian sống động cho những công trình sử dụng nó, ngoài ra, còn tạo ra sự thư giãn và trải nghiệm tuyệt vời cho bất cứ ai bước vào công trình của bạn.

những ưu điểm của sơn epoxy trong suốt

Về tính ứng dụng, ngoài được ứng dụng cao nhất vào thi công sàn epoxy, sơn epoxy trong suốt thường được sử dụng tại các cửa hàng, cơ sở triển lãm, các công trình kiến trúc đặc biệt, hoặc ứng dụng trong sơn phủ trang trí bàn ghế, trang trí nội thất, phụ kiện trang sức bằng gỗ hoặc đá quý,…

>>Xem thêm: Tìm hiểu về sơn Epoxy nền nhà xưởng trước khi sử dụng

3. Quy trình thi công sơn epoxy trong suốt

Các bước tiến hành thi công sơn sàn epoxy không màu cũng tương tự với các bước thi công các dòng sơn epoxy khác. Nhìn chung, cũng cần đủ một lớp lót và hai lớp phủ. Tùy thuộc vào kích thước và diện tích, mức độ che phủ thực tế của sơn epoxy sẽ có sự khác nhau.  

thi công sơn epoxy trong suốt

Quy trình thi công sơn epoxy trong suốt chi tiết cơ bản gồm 5 bước:

Bước 1: Vệ sinh làm sạch bề mặt sàn trước khi thi công

Tiến hành vệ sinh, hút bụi và mài bề mặt sàn kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công sơn epoxy. Khi thi công sơn trong suốt, các đơn vị thi công thường lựa chọn thêm bước đổ một lớp sika lên trước nhằm tạo độ bóng cho bề mặt. Vì vậy, nếu không thực hiện vệ sinh tốt, sẽ khiến cho sika và sơn không bám dính lên sàn, hiệu quả thi công không ở mức cao nhất. 

Bước 2: Trám trét, xử lý những vết lồi lõm và sơn lót

Sau khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt, bạn cần xử lý cả những vết lồi lõm, bong tróc trên bề mặt bê tông trước khi thực hiện sơn epoxy.  Điều này sẽ tạo cho công trình một độ phẳng nhất định, đồng thời tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Tiếp theo là sơn lót để chuẩn bị bề mặt cho lớp sơn thứ nhất có độ phủ đều.

Bước 3: Sơn epoxy lớp thứ nhất

Sau khi tiến hành xong lớp sơn lót, bạn hãy thực hiện sơn lớp thứ nhất, đợi lớp sơn đầu khô, thường sẽ có thời gian khoảng 1,5 giờ.

Bước 4: Sơn epoxy lớp thứ hai

Trước khi sơn lớp thứ hai, bạn cần kiểm tra kỹ bề mặt lớp sơn thứ nhất để chắc chắn rằng bề mặt sơn được phủ đều và không có vấn đề gì. Sau đó mới tiến hành sơn lớp thứ hai, hay còn được gọi là lớp sơn hoàn thiện.  

Bước 5: Nghiệm thu công trình

Cuối cùng là kiểm tra bề mặt sau khi thi công và nghiệm thu kết quả. Một lớp sơn thành công chính là lớp sơn tạo cho bề mặt láng bóng, không dính bụi bẩn, đạt đủ các tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó.

thi công sơn epoxy trong suốt hình 2

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn về sơn epoxy trong suốt. Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới cho bạn được những thông tin hữu ích về loại sơn này.

>> Bài viết nổi bật: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *