Khi chúng tôi tiếp nhận các ca bệnh nhân bị áp xe lợi vùng chân răng, hầu hết chúng đã rất nặng và gây ra biến chứng. Vậy để tránh trường hợp xấu nhất đó là phải nhổ răng, xin mời quý vị hãy đọc bài viết sau đây của Nha khoa Oze để có thể hiểu rõ hơn về bệnh áp xe lợi vùng chân răng.
Vết mủ của áp xe lợi vùng chân răng
Thế nào là bệnh áp xe lợi vùng chân răng
Áp xe lợi vùng chân răng chính là phần biến chứng của bệnh nhiễm trùng răng miệng. Tại các mảng bám ở trên răng, vi khuẩn sẽ gây mủ, nếu mủ nhiều nó sẽ gây áp lực ép vào dây thần kinh, tạo nên những cơn đau. Khi răng bị sứt mẻ hoặc gặp chấn thương thì cũng hình thành áp xe lợi vùng chân răng bởi lúc đó, vi khuẩn sẽ len lỏi vào tủy răng và gây nhiễm trùng.
Áp xe lợi có thể hình thành khi răng bạn gặp chấn thương
Triệu chứng thường gặp khi bị áp xe lợi vùng chân răng
-
Khi nhai hoặc cắn đồ ăn, bạn sẽ cảm thấy đau răng. Thậm chí cơn đâu cũng có thể tự phát.
-
Đối với các đồ ăn nóng, lạnh, răng rất nhạy cảm.
-
Hôi miệng.
-
Khi chân răng bị áp xe nặng, bệnh nhân sẽ gặp các hiện tượng như sốt, mệt mỏi, cơ thể đau nhức và có hạch ở cổ.
Đọc thêm: Viêm nha chu – Bệnh lý nguy hiểm không phải ai cũng biết
Các bệnh ung thư được điều trị liệu pháp nội tiết hiện nay
Rửa mặt bằng yến mạch bị nổi mụn không? Cách sử dụng hiệu quả nhất.
Áp xe lợi vùng chân răng có tự khỏi không
Khi bệnh áp xe diễn biến ngày càng nặng, khiến vùng viêm nhiễm gia tăng, lan rộng thì áp xe lợi vùng chân răng sẽ KHÔNG tự bớt đi. Chỉ khi được điều trị bằng các phương pháp khoa học tại nha khoa hoặc bệnh viện thì bệnh áp xe răng vùng chân lợi mới khỏi. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu của áp xe răng vùng chân lợi, bạn hãy đến trực tiếp nha khoa để điều trị, tránh gây kéo dài thời gian bị bệnh mà gặp các biến chứng khó lường.
Áp xe lợi vùng chân răng không hề tự khỏi
Diễn biến và tác hại của áp xe lợi vùng chân răng
Áp xe xuất hiện là phản ứng của cơ thể, ngăn chặn sự lan tràn của vi khuẩn từ vùng này đến vùng khác. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi các tế bào bạch cầu di chuyển tới vùng của chúng. Quá trình đó diễn ra khiến mủ được hình thành, tạo thành tập hợp của dịch viêm. Dịch viêm bao gồm các tế bào bạch cầu đã chết hoặc đang hoạt động, xác vi khuẩn hoặc vi khuẩn.
Mủ áp xe chính là tập hợp dịch viêm
Khi mủ tích tụ mà không thể thoát ra ra ngoài, bọc dịch nhiễm khuẩn sẽ hình thành – đó chính là áp xe. Áp xe lợi vùng chân răng là áp xe hình thành quanh các chân răng hoặc mô lợi ở quanh răng. Nếu không điều trị sớm, mủ sẽ tích tụ ngày càng nhiều, gia tăng áp lực và tạo nên các cơn đau.
Bạn sẽ cảm thấu đâu nếu để chân răng bị áp xe lâu
Khi bên ngoài chân răng nhìn thấy được khối mủ trắng tức là áp xe lợi đã lan rộng và gia tăng, gây sưng phồng. Tất nhiên khối sưng phồng đó có thể bị vỡ, khiến mủ chảy ra. Lúc mủ chảy ra, bạn sẽ đỡ đau nhưng phần nhiễm trùng vẫn còn và cần đến ngay bác sĩ để chữa trị.
Các dây chằng kết nối răng và xương hàm có thể bị nhiễm trùng xâm nhập nếu áp xe tiến triển. Sự phá hủy của vi khuẩn xay ra rất nhanh tới các mô liên kết, có thể lan ra xương hàm hoặc gây tiêu xương.
Nha khoa điều trị áp xe lợi vùng chân răng như thế nào
Bước đầu khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ khám kĩ lưỡng để xác định mức độ viêm nhiễm của áp xe, từ đó đưa ra các hướng điều trị khác nhau. Phương pháp thông thường nhất được sử dụng tại các nha khoa là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng của bệnh nhân và ngăn chặn các biến chứng xảy ra bởi áp xe.
Ngoài ra nha khoa cũng sử dụng phương pháp trị liệu phần ống rễ răng để răng bị áp xe có thể được bảo tồn. Tại phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ mạch máu, dây thần kinh và các phần bị viêm nhiễm nặng, hư hại. Sau đó, lỗ hổng sẽ được bít lại.
Nên đến nha khoa càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bị áp xe
Trong trường hợp bệnh nhân chỉ bị áp xe lợi vùng chân răng nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,… kết hợp với việc pha nước muối bằng nước ấm để súc miệng sẽ sạch khuẩn hơn và cơn đau dịu đi. Điều lưu ý là bạn nên làm theo đúng các bước chỉ định của bác sĩ, đừng tự ý mua thuốc bên ngoài về uống.
Nếu áp xe lợi vùng chân răng đã nặng, viêm tủy nặng, không thể chữa trị bằng cách phục hồi thì bác sĩ sẽ nhổ răng bị áp xe đi, làm sạch mủ nơi ổ răng và dùng phương pháp giảm đau cho bệnh nhân.
Nhổ răng khi áp xe nặng tạo nha khoa OZE
Sau những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này, hi vọng mỗi người chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bệnh áp xe răng lợi vùng chân răng. Căn bệnh nha khoa KHÔNG tự khỏi, bởi vậy khi có dấu hiệu xảy ra thì bạn hãy đến nha khoa khám chữa ngay nhé!