Trong hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời đều có bộ biến tần inverter. Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu và có chức năng hoạt động riêng cung cấp năng lượng. Vậy có các loại inverter điện mặt trời nào? Dưới đây là thông tin tổng hợp chi tiết, bạn đọc cùng Intech Energy xem bài viết.
Tổng hợp các loại inverter điện mặt trời phổ biến
Inverter còn gọi với cái tên khác là biến tần năng lượng mặt trời. Hiện nay trên thị trường có 3 loại inverter cơ bản đó là biến tần tập trung, biến tần vi mô và biến tần chuỗi kết hợp tối ưu hóa. Cụ thể từng loại:
Biến tần tập trung (String Inverter)
Biến tần tập trung hay biến tần chuỗi là điểm dừng chân cuối cùng của dòng điện một chiều mà hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra. Khi chuyển hóa dòng điện 1 chiều DC thành AC thì dòng điện sẽ được đưa đến các thiết bị sử dụng.
Ưu điểm:
-
Một biến tần có nhiều đầu vào nên chúng có thể kết nối với nhiều tấm pin năng lượng mặt trời với nhau.
-
Có thể sử dụng 1 inverter cho 3 chuỗi pin mặt trời – mỗi chuỗi tương ứng với 9 tấm pin. Vì vậy với 1 inverter ta sẽ có hệ thống điện mặt trời với 27 tấm pin kết nối.
-
Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
Nhược điểm:
-
Hệ thống pin mặt trời có đặc tính U-I khác nhau và bị đấu nối tiếp nên sẽ ảnh hưởng bởi bóng che rất lớn. Từ đó dẫn đến khả năng công suất cả hệ thống có thể giảm đến 50%.
-
Thiết kế dàn pin sử dụng biến tần tập trung phải đáp ứng điều kiện cùng độ dài, đồng nhất 1 loại pin, có độ nghiêng giống nhau. Vì vậy đối với mái nhà đa hướng sẽ không đấu nối cùng 1 inverter được.
-
Cáp DC tiếp nối các tấm pin mang điện áp rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Inverter hay biến tần năng lượng mặt trời giúp cho tấm pin hoạt động hiệu quả
Biến tần vi mô (Micro Inverter)
Biến tần vi mô còn gọi với cái tên khác là inverter phân tán, loại này mỗi tấm pin sẽ được đấu với một inverter riêng biệt. Thiết bị biến tần này có kích thước nhỏ gọn lắp đặt ngay dưới các tấm pin mặt trời. Loại này được đấu song song với nhau và được hòa lưới, dòng điện được đưa ra tại micro inverter là điện xoay chiều.
Ưu điểm:
-
Độ ổn định cao.
-
Do hoạt động riêng lẻ nên dù tấm pin có khác nhau thì hệ thống điện vẫn hoạt động tốt.
-
Khắc phục vấn đề bóng che.
Nhược điểm:
-
Giá thành cao.
-
Chỉ hoạt động trong hệ thống điện năng lượng mặt trời đã nối lưới.
-
Khó tháo lắp sửa chữa.
Năng lượng được chuyển hóa qua biến tần inverter
Biến tần chuỗi kết hợp tối ưu hóa – Power Optimizer
So với 2 loại Inverter điện mặt trời trên thì loại Power Optimizer có những ưu, nhược điểm cụ thể sau đây:
Ưu điểm:
-
Hỗ trợ tối ưu lượng điện tạo ra tối đa cho toàn hệ thống.
-
Dễ dàng lắp đặt.
-
Có thể lắp tấm pin ở bất kỳ vị trí nào chỉ cần nơi đó đón nhận ánh sáng tốt.
-
Dễ kiểm soát, dễ kiểm tra tình trạng thực tế của từng tấm pin mặt trời để nhanh chóng sửa chữa nếu gặp vấn đề.
-
Giúp tăng tổng năng lượng của toàn hệ thống lên 30% và đảm bảo an toàn sử dụng khi sửa chữa, bảo trì.
Inverter là bộ phận quan trọng trọng hệ thống điện mặt trời
Nhược điểm:
-
Giá thành rất cao.
-
Sản lượng điện sản xuất ra chỉ được đảm bảo nếu hệ thống pin năng lượng được lắp đặt tại vị trí đón ánh sáng tốt.
Lời kết
Với các loại inverter điện mặt trời kể trên sẽ giúp bạn đọc đánh giá được từng ưu điểm, nhược điểm của từng loại. Qua đó có thể lựa chọn đưa ra phương án lắp đặt hệ thống điện mặt trời một cách tốt nhất. Nếu có gì chưa hiểu hoặc tham khảo thêm về hệ thống điện mặt trời bạn đọc hãy liên hệ ngay với Intech Energy.
>>Xem thêm: